Những câu hỏi liên quan đến Chất chống thấm Kova CT11A
Trong quá trình thi công cho các dự án và khách hàng cá nhân, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi về Chất chống thấm CT11A .
Hôm nay, sontaidiep.com xin trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến Chất chống thấm CT11A để Quý Khách Hàng được nắm rõ:
1/ Khi pha CT11A có hiện tượng vón cục, nguyên nhân?
Do trong quá trình pha trộn CT11A ban đầu, cho thẳng xi măng vào CT11A. Phải hòa tan xi măng vào nước trước rồi mới cho vào hỗn hợp CT11A, tráng tình trạng xi măng bị vón cục.
2/ Nên làm gì khi thi công CT11A vào lúc trời nắng gắt?
Nên làm ẩm bề mặt tường trước khi thi công CT11A. Tường đứng thì ta có thể xịt nước trước.
3/ Khi quét CT11A có hiện tượng nứt bề mặt, nguyên nhân là gì? Có thể dùng rulô lăn không?
-
Do quét 2 lớp CT11A quá gần nhau, lớp trước chưa khô đã quét tiếp lớp thứ 2, hoặc quét một lớp quá dày.
-
Đối với CT11A đặc biệt cho tường có thể dùng rulô để lăn, nhưng đối với CT11A cho sàn nên dùng chổi cọ để quét. CT11A cho sàn có cát nên sẽ bị hút vào rulô.
4/ Sau khi quét CT11A phải để ít nhất bao lâu mới được thi công dán hồ, lát gạch?
Để từ 5-7 ngày cho CT11A khô mới được tô hồ, dán gạch. Tùy theo thời tiết.
5/ Nếu hai bức tường sát nhau, và không thể chống thấm phía bên ngoài, phải làm gì?
Nên chống thấm 2-3 lớp CT11A đặc biệt cho tường, sau đó phủ lớp vữa hồ có trộn CT11B để bảo vệ lớp chống thấm. Sau đó trét mastic SK6 và phủ sơn nước bình thường.
Tầng hầm hoặc tầng kỹ thuật thì nên dùng mastic SK6 sau đó phủ KL-5T.8. Nếu trần toilet bị ngấm, nước nhỏ giọt, phải làm gì?
* Phải chống thấm mặt sàn toilet tầng trên và xung quanh trân tường (bề cao khoảng 20 cm) bằng 2-3 lớp CT11A cho sàn.
* Sau đó quét 2 lớp KL-5 hoặc dán gạch.
6/ Sân thượng phải chống thấm như thế nào?
* Nên quét 2-3 lớp chống thấm CT11A cho sàn, rồi sau đó dán gạch, hoặc tô hồ, hoặc quét chống nóng cho sàn.
7/ Ban công phải chống thấm như thế nào?
* Nên quét 2-3 lớp chống thấm CT11A cho sàn, rồi sau đó tô hồ bình thường.
8/ Phương án thi công cho toilet, nhà vệ sinh?
* Quét 2 lớp chống thấm CT11A trước khi tô xi măng hoặc dán gạch.
9/ Khi pha xi măng cho CT11A, chúng ta nên dùng xi măng đen hay xi măng trắng?
* Nên dùng xi măng đen, không nên dùng xi măng trắng do mác thấp và dễ bị làm giả. Xi măng trắng bám chậm, nên hàng thường là đã để ế rất lâu nên rất dễ bị chết.
* Tuy nhiên dùng cho CT11A thì nên chọn theo màu sơn dự định sau này: Như xi măng Chinh Phong, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn.....
* Xi măng trắng thì nên dùng xi măng Hải Phòng.
10/ Đối với sàn tầng trệt có độ ẩm cao, hoặc sàn lót gỗ nên chống thấm như thế nào?
* Nên chống thấm 2 lớp CT11A cho sàn, và quét chân len tường cao 20Cm trước khi lót sàn.
11/ Thường nhà vệ sinh hay thấm ngay những vị trí hộp gen, phễu thu ta phải xử lý thế nào?
* Do áp lực nước trong ống khi sử dụng nước nên lớp bê tông không bám chắc vào ống nhựa, nên khi bịt các vị trí ống xuyên sàn ta dùng chất chống thấm CT11B để chộn vào bê tông đá mi, thay toàn bộ nước bằng chất chống thấm CT11B.
* Sau khi đổ xong lớp bê tông đá mi có trộn chất chống thấm CT11B vào rồi thì 7-10 ngày sau chúng ta quét tiếp 02 lớp chống thấm CT11A cho toàn sàn nhà vệ sinh.
* Lớp bê tông này có tác dụng tăng mác, biến dẻo cho bê tông, tăng độ bám dính vào ống nhựa.
12/ Khi thi công CT11A quên không pha xi măng/pha nhiều quá thì giải quyết bằng cách nào?
* Thiếu/không pha xi măng: Màng sơn sẽ không bao giờ khô và sẽ dính rịn rịn. Sử lý bằng cách dùng súng phun nước bắn thật sạch. Tuyệt đối không sơn phủ đè lên.
* Pha nhiều xi măng: Sẽ bị rạn chân chim. Xử lý bằng cách phủ 1 lớp CT11A hoặc CT11B.
13/ Đối với mái ngói nên dùng sơn loại gì? Mục đích?
* Đối với mái dốc: Trước khi dán ngói lên trên bê tông nên chống thấm bê tông 2 lớp CT11A cho mái.
Mục đích: Ngăn không cho nước mưa ngấm vào bên trong bê tông.
* Đối với mái ngói khung kèo: Nên dùng chất chống thấm bóng CT-04 hoặc không bóng
K-5501 theo màu yêu cầu kiến trúc.
Mục đích: Giúp ngăn ngừa mái ngói không bị rêu mốc trong quá trình sử dụng. Đồng thời chống thấm đẻ làm giảm tải trọng của mái ngói khi trời mưa (ngói không ngậm nước).
14/ Nếu bề mặt bê tông có những vết nứt nhỏ thì phải làm gì, quét những loại chống thấm nào?
Phải quét 1 lớp CT-18 (co giãn 160%) trước khi chống thấm 2 lớp CT11A.
15/ Nếu bề mặt bê tông có những vết nứt lớn thì phải xử lý như thế nào trước khi thi công chống thấm ?
Phải trám trét vết nứt bằng vữa hồ trộn với CT-14 (co giãn 200%) trước khi chống thấm 2 lớp CT11A.
16/ Sự khác nhau giữa CT-18 và CT-14?
CT-18 là sản phẩm trung gian giữa CT-11A và CT-14.
CT-18 với độ dãn dài là 160%, dùng để ngăn ngừa vết nứt, dùng ở những nơi mà nguy cơ vết nứt có thể xảy ra.
CT-14 với độ dãn dài là 200%, dùng để trám trét các vết nứt lớn của bê tông, khe co giãn.
17/ CT-05 là gì?
CT-05 là sản phẩm chống thấm đông kết nhanh có khả năng khô ngay trong nước dùng cho những chỗ rò gỉ ở bê tông, xi măng.
18/ Cách thi công CT-05 ở những chỗ rò rỉ lớn?
* Phải trám trét từng phần. rồi sau đó mới bịt kín dòng chảy.
Sơn Tài Điệp - Chuyên cung cấp Sơn KOVA - JOTUN - DULUX Chất Lượng và Chính Hãng
Hotline: 0167.937.9668 (Mr Tài) - 0912.860.628 (Ms Điệp)
Email: lienhe@sontaidiep.com
Website: www.sontaidiep.com
Cơ sở 1: 168A Phạm Văn Đồng-Thăng Long-Hà Nội
Cơ sở 2: Phố Tiến Mới-TT Lâm Thao-Phú Thọ
Cơ sở 3: 473B tổ 35-Cụm 3-Vĩnh Phúc-Ba Đình-Hà Nội
Chia sẻ:
Tin liên quan
Tin tức liên quan
Sơn trang trí Jotun chống thấm cao cấp ngoài trời (20-08-2018)
Những lưu ý khi dùng sơn trang trí Jotun (20-08-2018)
Jotun-sơn trang trí chính hãng, bền đẹp (20-08-2018)
Sơn Jotun – Sơn trang trí giá rẻ cho mọi nhà (19-08-2018)
Hướng dẫn thi công sơn sàn Epoxy Kova (26-06-2018)
Các loại sơn sắt mạ kẽm - sơn tốt nhất năm 2018 (17-05-2018)