Sơn chống thấm, Sơn dầu, Tổng hợp kiến thức về sơn nước (P.2)
1. Cách xử lý đối với công trình bị thấm từ bên trong ra?
Đối với một số công trình bị thấm không phải do từ bề mặt tường ngoài thấm vào mà do có sự thấm từ mái, góc tường…gây ra hiện tượng bị thấm và loang ố trên bề mặt. Trong trường hợp này ta phải xử lý như sau:
-
Chặn nguồn thấm và chờ khô.
-
Dùng sơn lót chống ố.
-
Lớp phủ sử dụng sơn chống thấm cho ngoại thất còn nội thất có thể sử dụng sơn chống thấm hay bằng loại sơn nước phù hợp.
2. Sơn chống thấm có thể sơn lên những bề mặt nào? Các lưu ý khi thi công sơn chống thấm?
Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng kháng nước gốc Acrylic. Nó có thể sử dụng tốt trên các bề mặt như trên các bề mặt như: tường bêtông, xi măng, bể nước, mái nhà…Cần lưu ý khi thi công:
-
Phải khuấy đều trước khi sử dụng.
-
Dùng rulô chịu dầu.
-
Lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần.
-
Khi sơn lớp thứ 2 phải bảo đảm thời gian sơn cách lớp.
-
Phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
3. Không dùng sơn lót trước khi sơn chống thấm được không?
Không nên vì: sơn chống thấm tuy có khả năng chống thấm nhưng nó cũng là 1 sản phẩm trang trí có màu sắc. Vì thế màng sơn cũng sẽ bị xảy ra hiện tượng kiềm hóa khi bề mặt có độ kiềm cao.
Vì vậy nên dùng sơn lót cho sơn chống thấm trước khi sơn phủ sơn chống thấm.
4. Tại sao khi thi công sơn chống thấm có hiện tượng kéo sợi trên rulô?
-
Sơn chống thấm là loại sơn có độ bay hơi nhanh vì thế sơn rất mau khô. Nguời thợ thi công lăn lâu cho một lần nhúng sơn sẽ xảy ra hiện tượng sơn bắt đầu khô nên khi lăn tạo sợi trên bề mặt và rulô làm cho bề mặt không bằng phẳng và sần sùi.
-
Sau khi sơn lớp thứ 1 mà không chờ đủ thời gian sơn cách lớp mà sơn luôn lớp thứ 2 thì sẽ gây hiện tuợng màng sơn lớp thứ 2 tạo trạng thái không đồng đều làm nhăn bề mặt. nguyên tắc lăn sơn chống thấm phải lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần trên cùng một lần lăn.
5. Có thể sơn dầu lên bề mặt mastic hay không?
Có thể sơn lên bề mặt bêtông hay mastic, lưu ý khả năng chịu kiềm của sơn dầu yếu hơn sơn nước. Vì thế nếu bề mặt có độ kiềm cao, màng sơn sẽ nhanh chóng bị phá hủy. Khả năng co dãn của sơn dầu trong môi truờng ẩm nhiều của bề mặt tường không tốt nên cũng dễ bị bong tróc, hay màng sơn bị mềm.
6. Có thể sơn trực tiếp sơn dầu lên bề mặt kim loại mà không cần sơn chống gỉ không?
Nếu không sử dụng sơn chống rỉ, tuổi thọ sản phẩm rất thấp vì bề mặt kim loại không được bảo vệ nên dẽ bị ăn mòn khi đó nó sẽ phá lớp sơn phủ. Vì vậy nên sơn lót chống rỉ.
7. Tại sao khi sơn dầu đã khô mà màng sơn vẫn còn mềm?
Các loại sơn nói chung đặc biệt là sơn gốc dung môi, tuy đã khô rồi nhưng màng sơn vẫn chưa đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất. Sau 1 thời gian nó mới đạt tới điểm này.
Ví dụ: sơn dầu sau khi khô (sau 24h) nếu bấm vào bề mặt thì sẽ thấy dễ bị mềm và dễ tróc. Nhưng sau khoảng 7 – 10 ngày thì màng sơn trở nên rất cứng và bám chắc bề mặt. sơn Epoxy khô sau 16h nhưng để đạt đến chất luợng tốt thì phải sau 1 tuần.
8. Tại sao trong một số trường hợp sơn sơn dầu lên bề mặt sơn chống rỉ thì lại có các sọc đỏ loang trên bề mặt?
Hiện tượng này xảy ra do không đảm bảo thời gian sơn cách lớp, lớp sơn lót chưa đủ thời gian kô bị dung môi của lớp sơn phủ làm yếu đi và tan ra một phần, do đó trên bề mặt xuất hiện những sọc loang đỏ là màu của sơn chống rỉ.
9. Cách xác định loại rulo dùng thi công như thế nào?
-
Sử dụng rulô có chất lượng sẽ thi công dễ dàng hơn, tạo bề mặt đều đẹp hơn.
-
Rulô bằng lông cừu được khuyến khích cho thi công sơn epoxy và sơn dầu, cũng có thể sử dụng rulô bằng sợi tổng hợp. Đối với bề mặt phẳng mịn dùng rulô có chiều dài phần sợi là 3/8" đến ½". Bề mặt tường gạch, bề mặt sần sùi dùng rulô sợi dài ¾" đến 1". Dùng loại rulô sợi dài ¼" cho bề mặt gạch khối hay cho bề mặt rất sần sùi và rulô sợi ngắn 3/16" cho bề mặt nhẵn mịn khi thi công sơn men.
10. Sau khi thi công thì bao lâu sẽ hết mùi sơn?
-
Sau khi thi công, trong phòng thường còn mùi sơn. Khi sơn xong nên mở toàn bộ các cửa để tạo không không khí thoáng trong phòng, tạo điều kiện cho mùi nhanh chóng bay hết.
-
Thông thường sơn nước sau khoảng 2-3 ngày thì mùi bay hết.
11. Làm thế nào để tránh sự chấp vá hay sơn không đều?
Màng sơn hoàn thiện trên bề mặt như bị chấp vá. Nó có thể do các yếu tố sau:
-
Lớp sơn hoàn thiện được sơn trên bề mặt có các vết đốm do trét mastic.
-
Độ thấm hút trên bề mặt sơn không đều.
-
Bề mặt có độ kiềm cao làm ảnh hưởng đến màu sắc.
-
Bề mặt mastic chưa khô hẳn hoặc quá dày.
-
Thi công lớp hoàn thiện không đều.
Để tránh hiện tượng màng sơn không đều phải thực hiện tốt các công đoạn xử lý bề mặt, sơn có lớp lót, người thợ phải có kinh nghiệm thi công.
12. Tại sao có trường hợp lớp sơn dầu bong ra khỏi bề mặt dù bề mặt trước đó khi sơn đã được làm sạch?
Đây là hiện tượng sự cố do sơn quá dày. Khi sơn dày, màng sơn càng lâu khô, sau khi sơn vài ngày màng sơn vẫn bi mềm, nếu dùng tay hay vật gì nhọn cạy ra là có thể bóc cả lớp sơn ra khỏi bề mặt.
Hiện tượng trên cũng có thể xảy ra khi màng sơn chưa đạt đến tính chất cơ lý cao nhất (chưa đạt đến độ cứng tốt nhất). Do vô tình hay cố ý dùng tay bóc lớp sơn, lớp sơn cũng sẽ dễ bị bong tróc.
Sơn Tài Điệp - Chuyên cung cấp Sơn KOVA - JOTUN - DULUX Chất Lượng và Chính Hãng
Hotline: 0167.937.9668 (Mr Tài) - 0912.860.628 (Ms Điệp)
Email: lienhe@sontaidiep.com
Website: www.sontaidiep.com
Cơ sở 1: 168A Phạm Văn Đồng-Thăng Long-Hà Nội
Cơ sở 2: Phố Tiến Mới-TT Lâm Thao-Phú Thọ
Cơ sở 3: 473B tổ 35-Cụm 3-Vĩnh Phúc-Ba Đình-Hà Nội
Chia sẻ:
Tin liên quan
Tin tức liên quan
Báo giá sơn công nghiệp chính xác nhất 2018 (17-05-2018)
Sơn sàn nhà Epoxy 2 thành phần cho bề mặt thép (15-05-2018)
Một số sự cố sơn Epoxy bạn nên biết khi thi công (15-05-2018)